Xin chào các bạn. Nhắc đến món thạch rau câu là chúng ta nhớ ngay tới một thứ đồ ăn mát lành, ngọt nhẹ lại dễ tạo nhiều hình dáng. Đó chính là lý do mà các bạn nhỏ rất yêu thích món ăn này. Đặc biệt, với sự biến đổi nhiều hương vị, nhất là khi kết hợp với vị sữa chua thì món thạch này lại càng hấp dẫn. Vậy hãy cùng Nấu và ăn tham khảo công thức làm Thạch rau câu vị sữa chua giòn ngon cực sảng khoái nhé!
CÙNG VÀO BẾP VỚI NẤU VÀ ĂN NGAY THÔI NÀO!
Thạch rau câu là tên gọi bắt nguồn từ một từ trong tiếng Anh "Jelly" - một dạng gel đông đặc được làm từ Gelatin và Agar. Từ thời cổ đại, người ta chiết xuất ra Gelatin từ việc nấu sôi các vụn da và xương của động vật. Gelatin dạng gel, không màu. Vào thế kỉ 15, người ta đã dùng Gelatin để bọc bên ngoài thịt cá, đồ mặt... để bảo quản, tránh việc đồ ăn nhanh hỏng. Tuy nhiên, vào thời ấy Gelatin chưa được sử dụng phổ biến, chỉ những gia đình quý tộc mới có để sử dụng do việc sản xuất Gelatin thời ấy mất một quá trình khá lâu và tốn nhiều công sức.
Mãi tới năm 1632, nhà toán học Denis Papin phát minh ra thiết bị phân hủy bằng hơi nước - tiền thân của động cơ hơi nước, nồi áp suất thì việc sản xuất ra Gelatin mới trở nên dễ dàng hơn, từ đó Gelatin được sử dụng rộng rãi hơn ở phương Tây và châu Mỹ. Đến năm 1845, Peter Cooper - một nhà sản xuất và chuyên gia về keo người Mỹ cuối cùng đã sáng chế ra Gelatin dạng bột, giúp nguyên liệu này càng được sử dụng nhiều hơn trong cuộc sống.
Bên cạnh Gelatin của phương Tây, Agar lại được sử dụng phổ biến ở châu Á. Agar là một loại nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật chứ không phải là từ protein động vật như Gelatin. Agar được chiết xuất từ một loại tảo biển, được phát hiện sử dụng lần đầu tiên ở Nhật Bản vào thế kỉ 17.
Như vậy, có thể thấy, tiền thân của thạch rau câu đã xuất hiện khá lâu đời ở trên thế giới. Ở Việt Nam, thạch rau câu được dùng làm món tráng miệng và ở mỗi miền Bắc - Trung - Nam lại có những tên gọi và các hương vị khác nhau.
Đổ bột làm thạch vào một chiếc bát con khô ráo, đổ thêm 200 gram đường vào rồi trộn lẫn để bột và đường được hòa lẫn với nhau.
Bắc xoong lên bếp, đổ vào xoong từ 1 - 1,2 lít nước lọc rồi đun sôi ( Bạn có thể thê hoặc bớt nước tùy vào việc bạn thích thạch đông hơn hay thạch mềm). Nước sôi thì đổ từ từ bột rau câu đã hòa với được vào. Vừa đổ vừa khuấy thật nhanh và đều tay để bột không bị bón cục.
Sau khi đổ hết bột thạch vào xoong thì cho thêm 1 thìa cafe rượu trắng vào rồi khuấy đều thêm 3 - 5 phút với lửa nhỏ.
Cuối cùng, đổ 2 hộp sữa chua vào xoong thạch, dùng đũa khuấy đều thêm 2 - 3 phút là có thể tắt bếp. Bắc xoong thạch ra để ở nơi sạch sẽ, thoáng mát đợi nguội.
Khi thạch đã nguội, bạn đổ thạch vào khuôn là thạch rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản. Để khoảng 1 - 2 tiếng là thạch đông lại, mát và có thể thưởng thức. Nếu ăn không hết, bạn có thể để thạch ở nguyên trong ngăn mát tủ lạnh để ăn dần.
Khi thưởng thức thạch rau câu vị sữa chua bạn có thể dầm ra để ăn với sữa tươi có đường hoặc cắt nhỏ ra để làm topping cho vào những món ăn như trà, trà sữa hay chè đều rất ngon. Thạch rau câu vị sữa chua thơm mát, mềm mềm lại có vị sữa chua đặc trưng, là món ăn nhẹ giúp giải nhiệt mùa hè, ăn mát mà không lo bị lạnh làm đau họng.
Nấu và ăn chúc các bạn thành công với món ăn ngày hôm nay!
Xem thêm
Hướng dẫn cách làm kem dâu tây ngon tuyệt tại nhà
Hướng dẫn làm kem dừa đơn giản siêu ngon chỉ với máy xay sinh tố