Xin chào các bạn. Trà đào là món đồ uống yêu thích của rất nhiều người từ trẻ đến già. Và đào ngâm là một trong những nguyên liệu đặc trưng đi kèm không thể thiếu của trà đào. Ngoài ra, đào ngâm cũng được dùng để pha cùng với một số loại trà khác hoặc ăn vặt. Ngày hôm nay, Nấu và ăn sẽ hướng dẫn bạn cách làm đào ngâm giòn ngon ngay tại nhà nhé!
CÙNG VÀO BẾP VỚI NẤU VÀ ĂN NGAY THÔI NÀO!
Qủa đào là loại trái cây căng mọng, cùng họ với mận, có vị ngọt và hơi chua và là loại quả được rất nhiều người yêu thích. Qủa đào mọc nhiều vào cuối xuân đầu hè, nên được coi như là một thứ quà tặng của mùa hè. Ít ai biết, loại quả thơm ngon này còn có tác dụng tốt cho sức khỏe của chúng ta.
Qủa đào giúp hỗ trợ tiêu hóa: Trong mỗi qảu đào chưa ít nhất 2 gram chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm tiêu hóa và tránh các bệnh đường ruột.
Qủa đào giúp hệ tim mạch ổn định: Trong quả đào có chứa một số hợp chất giúp cơ thể bạn đào thải lượng cholesterol trong máu - nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim mạch, đồng thời còn hỗ trợ bạn giảm đường huyết.
Tác dụng tốt cho làn da của bạn: Theo nhiều nghiên cứu, một số hợp chất trong quả đào có thể giúp cấp ẩm cho làn da của bạn, giúp tái tạo cấu trúc da. Một số chiết xuất từ quả đào còn giúp ngăn ngứa tia UV - tác nhân khiến da bị nám, sạm...
Cải thiện miễn dịch, ngăn ngừa ung thư: Bên trong quả đào chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh hơn, tránh khỏi một số vi khuẩn. bên cạnh đó, một số axitamin chứa tỏng vỏ và thịt quả đào đều có đặc tính chống lại ung thư.
Ngoài ra đào còn có một só tác dụng khác như: giảm lượng đường máu, hỗ trợ giảm cân, tốt cho não bộ.... Tuy nhiên, một vài thông tin cho rằng, ba bầu không nên ăn đào trong thời kì mang thai vì có thể sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt cho thai nhỉ.
Chuẩn bị một chậu nước muối loãng, cho đào mới mua về ngâm trong chậu nước muối trong khoảng 30 phút - 1 tiếng để loại bỏ hết những bụi bẩn còn dính ở vỏ đào. Sau 1 tiếng thì vớt đào ra và rửa sạch với nước, để ra rổ cho ráo nước.
Lại chuẩn bị một chậu nước muối loãng và vắt vào thêm 1 quả chanh. Tách số đào làm 2 phần hoặc 4 phần tùy sở thích của bạn rồi bỏ hột đào đi. Bạn có thể tách hột rồi mới gọt vỏ, như vậy sẽ giúp đào dễ tách hơn, không bị nát phần thịt quả khi tách.
Ngâm quả đào cho tới khi gọt xong hết vỏ là có thể vớt ra, rửa thêm một nước nữa rồi để cho thật ráo nước.
(Nếu bạn sử dụng đường thốt nốt thì bỏ qua bước này, đun thẳng đường với nước lọc luôn).
Nếu bạn sử dụng đường kính trắng, bạn cho 400 - 500 gram đường và 50 ml nước vào xoong. Bật lửa nhỏ vừa rồi đun đường, trong quá trình đun không nên dùng đũa khuấy nhiều để đường lên màu đẹp hơn. Nghiêng xoong để đường tan đều, đến khi đừog chuyển màu cánh gián thì tắt bếp luôn, nếu không đường sẽ rất nhanh chuyển sang vị đắng và bị cháy.
Sau khi tắt bếp thì đổ thêm vào xoong 700 ml nước lọc vào phần đường vừa thắng rồi bật bếp đun tiếp, khuấy đều cho đường hòa tan với nước để lên màu vàng nâu cánh gián rất đẹp mắt.
Khi xoong nước đường đã sôi, bạn cho phần đào đã ráo nước vào đun. Sau khi cho đào vào đun, bạn đợi tới khi sôi thì bấm 10 - 15 phút là đào chín vàng (Nếu bạn làm miếng đào to thì đun 15 phút, miếng đào nhỏ thì 10 phút là chín, tùy theo độ lớn của miếng đào).
Khi đào chín, bạn dùng thìa lỗ vớt tất cả miếng đào ra bát tô. Chuân bị một chậu nước đá, ngâm bát đào vào chậu nước đá để đào nhanh nguội. Sau khi đào nguội bạn có thể tiếp tục bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Để nước ngâm đào lại ở xoong, tiếp tục đun và cho thêm vào khoảng 700 - 800 gram đường vào, khuấy đều cho đường tan và đun cho tớ khi sôi thì tắt bếp, để nguội.
Đợi tới khi nước ngâm nguội hẳn thì bạn vắt vào 1 quả chanh. Lưu ý: nên vắt chanh ra thìa trước rồi mới cho nước cốt chanh vào nước ngâm để không còn hột, khi cho nước cốt chanh vào thì nước nước ngâm phải nguội hẳn để không bị đắng.
Khử trung hũ thủy tinh bằng cách tráng qua nước sôi. Đợi hũ khổ hẳn, không còn ướt thì cho miếng đào vào trong, xếp tới khi gần đầy hũ thì đổ nước ngâm đào vào.
Đậy chặt nắp hũ đựng đào lại, bảo quản ở nơi khô ráo trong vòng 1 - 2 ngày là có thể sử dụng. Đào ngâm khi hoàn thành có được vị giòn mà vẫn mềm, lên màu vàng đẹp, khi ăn ngọt thanh mà không bị sắc, đặc biệt là vẫn giữ được hương vị đặc trưng của trái đào.
Trên đây là hướng dẫn của Nấu và ăn về Cách làm đào ngâm giòn ngon để pha trà đào vạn người mê. Mong rằng kiến thức mà chúng mình cung cấp sẽ có ích với bạn để có thêm kiến thức làm món ăn ngon cho gia đình.
Nấu và ăn chúc bạn thành công với món ăn ngày hôm nay!
Xem thêm
Cách pha trà kỷ tử táo đỏ hoa cúc khiến mắt sáng da mịn
Cách pha chè Shan Tuyết, đồ uống tốt cho sức khỏe của bạn