Những cách nấu cơm giúp giảm lượng đường giúp cho bệnh nhân tiểu đường

byTrần Ngọc

Các nhà khoa học đã phát hiện ra cách nấu cơm đơn giản giúp giảm lượng đường trong cơm. Đây là một trong những phương pháp đột phá giúp bạn ngăn nguy cơ mắc phải căn bệnh tiểu đường và béo phì. Hôm nay nấu và ăn cùng các bạn tìm hiểu cách giảm lượng đường khi nấu cơm, đê nâng cao chất lượng của cuộc sống nhé.

Gạo là một trong các thực phẩm phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là Việt Nam. Tại Việt Nam, có đến 99% lượng lúa gạo được trồng và tiêu thụ.

Cơm trắng là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn. Tại vùng biển Caribbean, nơi gạo thường xuyên được sử dụng và kết hợp với ngũ cốc. Ngay cả đất nước cờ hoa(Mỹ), nơi mà người ta ăn một lượng khá khiêm tốn tinh bột nhưng họ vẫn tiêu thụ gạo.

Xem thêm: Cách nấu cơm ngon, dẻo thơm không phải ai cũng biết?

 

1. Lịch sử hình thành của Gạo.

Theo wikipedia. 
Gạo
 là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi xay để tách bỏ vỏ trấu. Hạt gạo sau khi xay được gọi là gạo lứt, gạo lức hay gạo lật, nếu tiếp tục xát để tách cám thì gọi là gạo xát hay gạo trắng, nếu xát dối để giữ phần lớn lượng cám bổ dưỡng thì gọi là gạo xát dối hoặc gạo nguyên cám. Gạo là lương thực phổ biển của gần một nửa dân số thế giới.

a. Nguồn gốc về Gạo

Cây lúa hiện nay được nông dân gieo trồng là kết quả xử lý trong phòng thí nghiệm và lai tạo tự nhiên cũng như nhân tạo của nhiều thế kỷ từ cây lúa dại.

Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Vào thời điểm năm 1922 thời Pháp thuộc toàn cõi Việt Nam tức cả ba kỳ: Bắc, Trung, Nam diện tích canh tác là 4.640.000 hecta lúa với sản lượng 7.200.000 tấn thóc.Năng suất ở mỗi miền khác nhau. Tính đến thập niên 1930 một hecta ở Bắc Kỳ thu hoạch được 1.470 kg thóc; Trung Kỳ đạt 1.370 kg/ha; và Nam Kỳ là 1.340 kg/ha.Tuy nhiên vì diện tích trồng trọt ở Nam Kỳ rộng lớn hơn nên miền Nam đã là vựa thóc, cung cấp phần thặng dư lớn nhất của cả sáu xứ Liên bang Đông Dương.

b. Giá trị dinh dưỡng trong gạo

Giá trị dinh dưỡng của gạo phụ thuộc vào giống gạo và phương pháp nấu ăn.

Gạo nói chung là một nguồn dinh dưỡng chứa rất ít vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, có thể tìm thấy một lượng vitamin cũng như khoáng chất đáng kể tập trung trong cám gạo và mầm, chủ yếu là của gạo nâu, chứ không phải gạo trắng.

c. Các hợp chất thực vật quý trong gạo

Gạo trắng có chứa khá ít chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật. Tuy nhiên, cám gạo nâu có thể là một nguồn giàu axit ferulic, lignans, và axit phytic.

2. Cách nấu cơm giảm tối đa lượng đường trong gạo.

Gạo trắng là loại gạo thường đã qua tinh chế kỹ, được phủ bóng, loại bỏ cám cũng như mầm. Quá trình trên giúp tăng chất lượng của gạo khi nấu ăn, tăng tuổi thọ và hương vị. Tuy nhiên, việc này đi kèm với hậu quả là giá trị dinh dưỡng giảm

a. Loại bỏ đường trong gạo bằng phương pháp thủ công.

b. Thay thế gạo trắng bằng gạo lứt

Gạo lứt (gạo xay dối) khác với gạo trắng do vẫn giữ được lớp cám bên ngoài chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn. Nhờ đó, người bệnh tiểu đường sẽ có cảm giác no lâu hơn và giảm đi cơn thèm ăn.

Đồng thời, gạo lứt còn có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường nên không làm tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Bên cạnh đó, gạo lứt còn là nguồn cung cấp vitamin B1 giúp ngăn tê phù ở chi và vitamin B12 thích hợp cho người phải dùng metformin dài ngày.

 

3. Cách ăn cơm trắng mà vẫn giữ đường huyết ổn định

Trên thực tế, bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn cơm trắng bình thường mà không ảnh hưởng quá nhiều đến mức đường huyết, thậm chí giúp bình ổn chỉ số HbA1c (chỉ số dùng đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết trung bình của một người trong vòng 3 tháng trước đó). Sau đây là lời khuyên cho bệnh nhân khi dùng cơm trắng:

 

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn cơm mà không làm tăng đường huyết quá mức

Hiện nay chưa có thuốc chữa trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những triệu chứng do bệnh gây ra có thể được kiểm soát tốt trong quá trình điều trị. Trong đó, phương pháp điều trị không dùng thuốc vẫn là ưu tiên hàng đầu và cần có sự phối hợp chủ yếu từ chính bệnh nhân. Theo đó, bệnh nhân tiểu đường cần xây dựng và duy trì cho mình một lối sống lành mạnh, cố gắng tập thể dục thường xuyên, thay đổi chế độ ăn uống theo hướng khoa học hơn để kiểm soát lượng đường huyết luôn ở mức an toàn.

Nếu bạn bị tiểu đường hay tham khảo Những lưu ý khi chọn món ăn cho người bệnh tiểu đường.


Như vậy nấu và ăn đã giúp bạn tìm hiểu thêm về Gạo và làm sao để giảm được tối đa lượng đường trong gạo, giúp bạn nâng cao chất lượng của cuộc sống trong cuộc sống. Nauvaan.net xin chúc bạn cùng gia đình có một sức khỏe thật tốt 

Bài viết có tìm hiểu tài liệu trên wikipedia.org và diễn đàn khoa học

Cùng danh mục

Mới nhất

Bò cuốn cải chấm xì dầu mù tạt món siêu ngon trên bàn nhậu 1 tuần
Hướng Dẫn Luộc Trứng Onsen Chuẩn Vị Nhật Bản - Đảm Bảo Thành Công 2 tuần
Cách Làm Sườn Nướng Muối Ớt Bằng Nồi Chiên Không Dầu 3 tuần
Học cách làm trứng ngâm tương món ăn đơn giản mà vạn người mê. 3 tuần
Khoai Môn Lệ Phố Món Ăn Vặt Đỉnh Cao Cho Ngày Thu Đông 3 tuần
Công thức làm Panna Cotta chanh dây tươi mát đơn giản tại nhà 4 tuần
Công Thức Sữa Hạt Tăng Lợi Sữa, Hỗ Trợ Giảm Cân 4 tuần
Gợi ý các món nhậu đãi tiệc ai ăn cũng mê ly 2 tháng
Tổng hợp các món gà đãi tiệc thơm ngon khó cưỡng 2 tháng
Mẹo giữ hoa quả gọt sẵn không bị thâm đơn giản mà hiệu quả 2 tháng
Thịt kho nước dừa thơm ngon khó cưỡng 2 tháng
Cá Nục Điếu Kho Món Ngon Đặc Trưng Biển Cả 3 tháng
Chân Giò Hầm Thuốc Bắc - Đậu Đỏ Món Ngon Bổ Dưỡng Cho Bữa Cơm Gia Đình 3 tháng
Trám Kho Thịt Ba Chỉ Món Ngon Đậm Đà Từ Quê Hương 3 tháng
Cách nấu Súp ngô gà ngọt thơm ngon bổ dưỡng cho cả gia đình 3 tháng
Hướng dẫn bạn cách làm bánh tráng cuốn chấm sốt me ngon lành, hấp dẫn. 3 tháng