Khi ăn phải thức ăn bị ô nhiễm, nhiễm độc có chứa vi khuẩn, virus, kí sinh trùng gây nên tình trạng ngộ độc thức ăn. Vậy cách xử trí nhanh khi gặp phải tình huống này là gì? Cùng điểm qua một số mẹo chữa sau đây, tuy nhiên đối với các trường hợp bệnh nghiêm trọng cần đưa tới các cơ sở y tế để khám và điều trị ngay.
Dưới đây là một số thực phẩm giúp bạn đối phó khi bị ngộ độc thực phẩm:
Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, ợ nóng và cảm giác khó chịu. Một cốc trà gừng có thể làm giảm các triệu chứng và giúp bạn tránh bị vi khuẩn tấn công. Bạn có thể ngậm vài lát gừng trong miệng, cách này sẽ giúp chữa triệu chứng buồn nôn.
Để tiêu diệt vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, chanh là một bài thuốc tốt. Các thành phần chống viêm, kháng khuẩn và chống vi-rút của chanh giúp bạn giảm các triệu chứng. Bạn cũng có thể pha nước chanh ấm và uống dần. Nó sẽ làm sạch cơ thể bạn.
Để nhanh chóng giảm các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, hãy sử dụng giấm táo. Nhờ tác dụng kiềm hóa, giấm táo có thể tiêu diệt vi khuẩn, làm dịu niêm mạc dạ dày. Pha hai thìa giấm táo vào cốc nước nóng và uống trước khi ăn.
Loại thảo dược này là một trong những bài thuốc tốt nhất trị ngộ độc thực phẩm với đặc tính kháng khuẩn tiêu diệt vi sinh vật và giảm khó chịu ở bụng. Làm nước ép lá húng quế và cho thêm chút mật ong. Uống nước này vài lần trong ngày.
Vì chuối là nguồn kali phong phú, nó có tác dụng chữa buồn nôn và nôn. Bên cạnh đó, thời điểm này bạn cũng cần những thực phẩm dễ tiêu hóa như vậy. Hãy ăn chuối để phục hồi năng lượng.
Nhờ tính chống vi khuẩn, chống nấm và kháng vi-rút, tỏi là một trong những bài thuốc tốt nhất trị ngộ độc thực phẩm. Bằng cách ăn một nhánh tỏi mỗi ngày khi đang đói, bạn sẽ giảm các triệu chứng tiêu chảy và đau bụng.
Tỏi |
sữa lạnh
Sữa lạnh không chỉ giúp làm dịu dạ dày đang bị rối loạn mà còn giảm nôn và cảm giác buồn nôn.
Hạt thì là có tính kháng khuẩn, giúp chống lại các vi khuẩn cứng đầu gây ngộ độc. Đun một ít hạt thì là và cho thêm muối vào nước này. Bạn có thể thêm một thìa cà phê nước ép rau mùi. Uống 2 lần/ngày để giảm triệu chứng ngộ độc.
Táo có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn trong dạ dày và giúp giảm các triệu chứng. Hãy gọt vỏ táo trước khi ăn.
Mật ong có nhiều lợi ích với dạ dày. Nó có tính chống vi khuẩn và chống nấm, có thể chống khó tiêu, cải thiện khả năng tiêu hóa. Bạn có thể uống một thìa cà phê mật ong mỗi ngày khi đói hoặc uống trà mật ong.
Trà bạc hà có tác dụng giảm triệu chứng đau bụng co thắt trong ngộ độc thực phẩm. Uống từng ngụm nhỏ và nó sẽ có tác dụng thư giãn các dây thần kinh và cơ thể.
Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần những thực phẩm như vậy để phục hồi năng lượng, duy trì nước trong cơ thể.
Sau khi ăn uống các thực phẩm bị nhiễm độc, người bệnh có các dấu hiệu như:
Đối với người lớn tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi các dấu hiệu thường nặng hơn. Tình trạng nôn nhiều lần, đi ngoài nhiều người bệnh dễ bị mất nước, mất chất điện giải dẫn tới bị trụy tim mạch và sốc. Do đó, khi có các dấu hiệu mất nước đặc biệt là với người nôn trên 5 lần, đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, miệng khô, môi khô, mắt trũng, khát nước, mạch nhanh, thở nhanh sâu, mệt lả, hay co giật, nước tiểu ít và sẫm màu…cần phải đặc biệt lưu ý.
Dưới đây là một số bài thuốc dùng chữa ngộ độc thực phẩm (bài thuốc mang tính tham khảo, người bệnh cần hỏi kỹ bác sĩ trước khi sử dụng)
ảnh minh họa
Có các cách như sau:
Nếu ngộ độc gây tiêu chảy: Tỏi 100g sắc với 300ml, còn 100ml uống ấm.
Chữa nôn, đầy bụng giải độc thức ăn tanh, cua cá, giúp tiêu hóa: Hạt thì là 3-6g nhai nuốt.
Cách dùng Sắc uống
cách dùng Sắc uống