Hướng dẫn mâm cỗ cúng ngày rằm tháng Giêng đúng chuẩn truyền thống.

byHải Yến

Người xưa có câu: Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng, thế mới thấy rằm tháng Giêng là một ngày vô cùng quan trọng trong phong tục của người Việt. Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu.  Vào ngày này mọi người thường đi lễ chùa và làm lễ cúng Phật, cúng gia tiên tại nhà để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình trong suốt 1 năm.

Trong ngày này, các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên. Vậy mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng gồm những gì, theo dõi bài viết dưới đây của Nấu và ăn nhé.

1. Ý nghĩa của ngày rằm tháng Giêng.

Ngày rằm tháng Giêng (15/1 Âm lịch) là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, theo tục xưa gọi là Tết Nguyên Tiêu. Đây là lễ tiết quan trọng trong năm, người Việt Nam có phong tục đi lễ Chùa, lễ Phật vào ngày này để cầu mong cho sự bình yên, khỏe mạnh quanh năm.

Ngoài ra mỗi gia đình đều phải chuẩn bị một mâm cơm cúng, tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình, mỗi vùng miền có thể khác nhau nhưng ít nhất phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong năm mới, đồng thời thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh, Thố công, thần tài và cầu mong một năm an lành, may mắn.

2. Chuẩn bị mâm cúng ngày rằm tháng Giêng.

Mâm lễ cúng Phật:

Mâm lễ dâng cúng Phật thường bao gồm hoa quả, chè xôi, oản, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu và món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy. Đặc biệt, không thể thiếu được cau, lá trầu và rượu trắng, hương hoa, vàng mã và đèn nến.

Trên mâm cỗ nên sử dụng các món ăn với màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng của hành kim.

Mâm lễ cúng gia tiên:

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên ngày Rằm tháng Giêng thường có 10 món gồm: 4 bát, 6 đĩa. Trong đó những món ăn không thể thiếu bao gồm.

3. Bài văn khấn ngày rằm tháng Giêng.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy).

- Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.

- Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

- Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ..........

Ngụ tại: ..........

Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm ... gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ .......... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Tham khảo thêm một số bài viết khác:

Ý nghĩa của mâm cúng giao thừa và chuẩn bị mâm cúng thế nào ...

Mâm cúng hóa vàng ngày Tết và ý nghĩa của ngày hóa vàng.

Cách làm mứt cà rốt giòn ngon cho ngày Tết Nguyên Đán.

Cách làm Mứt cam dẻo và Mứt cam nhuyễn thơm ngon, hấp dẫn tại ...

Hướng dẫn 2 cách làm mứt xoài dẻo và mứt xoài viên bọc đường ...

Hướng dẫn làm mứt cùi bưởi vô cùng đơn giản, đẹp mắt đãi khách ...

Hướng dẫn làm mứt gừng truyền thống cho ngày Tết Nguyên Đán.

Cách làm Mứt Dâu tây - Mâm xôi và Những món ăn kèm cực đơn ...


Trên đây là bài viết ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng và chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, Nấu và ăn mong rằng bạn và gia đình sẽ có một mùa Tết thật vui vè và hạnh phúc. Và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Nấu và ăn để chúng mình có thể chia sẻ cho các bạn những mẹo vặt, những món ăn và công thức thú vị khác nhé.

Chúc các bạn thành công!

Cùng danh mục

Mới nhất

Bò Nướng Lá Lốt Mỡ Chài Món Ngon Đơn Giản Dễ Làm 2 ngày
Bí Quyết Nấu Canh Dưa Bò Ngon Tuyệt Đỉnh Với Nồi Áp Suất 2 tuần
Bí quyết làm bánh ướt chuẩn vị miền Trung 3 tuần
Chè Nhân Sâm Dưỡng Khí Sinh Tân Bí Quyết Cho Sức Khỏe và Sắc Đẹp 3 tuần
Cách Làm Bánh Gạo Giòn Từ Cơm Nguội Biến Tấu Độc Đáo Cho Món Ăn Vặt 3 tuần
Bí quyết làm Nem Lụi Chấm Nước Lèo Thơm Ngon Đậm Đà 3 tuần
Cách Nấu Súp Ghẹ Nấm Đông Cô Thơm Ngon, Bổ Dưỡng Cho Cả Nhà 3 tuần
Bí Quyết Nấu Canh Chua Đầu Cá Hồi Ngon Chuẩn Vị Nhà Hàng 3 tuần
Công thức pha trà dâu kem cheese chuẩn vị đơn giản tốt cho sức khỏe.. 4 tuần
Mách bạn cách tự làm Milo dầm trân châu đường đen ngọt ngào mát lạnh 2 tháng
Bí quyết làm nước sốt ướp thịt Ram ngon như ngoài hàng 2 tháng
Khám Phá Nghệ Thuật Làm Nước Chấm: Tổng hợp 11 Công Thức Độc Đáo và Ngon Nhất 2 tháng
Hướng dẫn cách làm thịt heo chiên giòn sốt chua ngọt cực lạ miệng 2 tháng
Hướng dẫn làm món nem nướng ngũ vị 2 tháng
Mách bạn bí quyết làm món mì xào thập cẩm đơn giản mà đầy đủ chất dinh dưỡng. 2 tháng
Công thức làm bánh tráng cuốn thịt nướng Hội An chuẩn vị vô cùng hấp dẫn. 2 tháng