byHải Yến
Cúng hóa vàng là một nghi thức quan trọng và không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người dân Việt Nam. Vậy cúng hóa vàng là gì và mâm cúng hóa vàng bao gồm những món nào, bài văn khấn hóa vàng như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Nấu và ăn nhé!
Trước đây, lễ hóa vàng thường được thực hiện vào ngày mùng 3 hoặc mùng 7 Tết (khai hạ). Tuy nhiên ngày nay lễ hóa vàng được linh động hơn, có thể diễn ra từ mùng 3 tới mùng 10 tháng Giêng. Để thực hiện nghi lễ hóa vàng tiễn đưa tổ tiên, ông bà, các gia đình chuẩn bị một mâm cơm cúng đơn giản. Và sau khi kết thúc tuần hương, sẽ đem đốt vàng mã đã được cúng trong suốt dịp Tết.
Tùy vào phong tục của từng gia đình mà có thể chuẩn bị mâm cúng mặn hoặc mâm cúng chay tùy ý. Tuy nhiên dưới đây là những đồ cúng không thể thiếu trong mâm cúng hóa vàng.
Những món ăn trong mâm cơm hóa vàng ngày Tết không cố định nên bạn có thể chọn những món ăn nào mà ông bà tổ tiên ngày trước thích ăn. Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì bạn nên chuẩn bị mâm cơm hóa vàng ngày Tết có đầy đủ những món này nhé:
Vì mâm cúng hóa vàng không bắt buộc phải là món mặn nên tùy theo từng gia đình có thể lựa chọn cúng chay, trong đó các món ăn cần chuẩn bị gồm có những ăn món đảm bảo đủ vị như mâm cúng mặn như canh - mặn - xào. Bạn có thể tham khảo những món ăn sau đây để làm mâm cúng chay:
Nhiều người vẫn chưa biết mẫu khấn ngày hóa vàng như thế nào, vậy thì bạn hãy tham khảo bài văn khấn dưới đây cho gia đình mình nhé.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Kính lạy ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ Địa, Táo quân, Long Mạch, Tôn thần.
– Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh họ……
Tín chủ (chúng con) là: ……………
Ngụ tại: ………………………………
Hôm nay là ngày mùng ..... tháng giêng năm …….
Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa nước quả, kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu, dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:
Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về âm giới.
Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Chúng con lễ bạc cúi xin chứng giám.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Phục duy cẩn cáo!
Tham khảo thêm một số bài viết khác.
Ý nghĩa của mâm cúng giao thừa và chuẩn bị mâm cúng thế nào ...
Cách làm Mứt cam dẻo và Mứt cam nhuyễn thơm ngon, hấp dẫn tại ...
Hướng dẫn 2 cách làm mứt xoài dẻo và mứt xoài viên bọc đường ...
Hướng dẫn làm mứt cùi bưởi vô cùng đơn giản, đẹp mắt đãi khách ...
Hướng dẫn làm mứt gừng truyền thống cho ngày Tết Nguyên Đán.
Cách làm Mứt Dâu tây - Mâm xôi và Những món ăn kèm cực đơn ...
Trên đây là bài viết ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng hóa vàng, Nấu và ăn mong rằng bạn và gia đình sẽ có một mùa Tết thật vui vè và hạnh phúc. Và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Nấu và ăn để chúng mình có thể chia sẻ cho các bạn những mẹo vặt, những món ăn và công thức thú vị khác nhé.
Chúc các bạn thành công!