Khoảnh khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới đang cận kề, nhà nhà bận rộn chuẩn bị mọi thứ để đón Tết, trong đó chuẩn bị mâm cúng đêm giao thừa là vô cùng quan trọng. Vậy một mâm cúng giao thừa đầy đủ gồm có những gì, phải cúng thế nào cho đúng? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nấu và ăn nhé.
1. Ý nghĩa của việc cúng giao thừa.
- Cúng giao thừa (hay còn được gọi là lễ cúng trừ tịch, lễ giao thừa) là lễ cúng được thực hiện vào giờ Tý (tức là từ 23 giờ đêm tới 1 giờ sáng), đúng vào thời khắc giao thừa - chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
- Lễ cúng này có ý nghĩa cầu mong các vị Thần linh, gia tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho gia đình được đón một năm mới bình an, hạnh phúc, đón nhận được những điều tốt đẹp, may mắn.
- Trong tâm niệm của người Việt, lễ cúng giao thừa cần được thực hiện vô cùng cẩn trọng và tỉ mỉ bởi người xưa tin rắng những điềm hay, điềm dở xảy ra vào giây phút này đều liên quan tới mọi sự hay, dở của các thành viên trong năm mới. Chính vì vậy, lễ cúng giao thừa luôn được người Việt vô cùng xem trọng và có ý nghĩa vô cùng đặc biệt.
Để chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, bạn cần những nguyên liệu sau:
- Bát đĩa, chén đĩa: số lượng tùy theo ý muốn, thường sẽ có ít nhất 5-7 bộ.
- Nến: thường là 3 cây nến, mỗi cây có một màu sắc khác nhau để biểu trưng cho Đất, Trời và Nhân Loại.
- Hoa quả: chọn những loại trái cây tươi ngon và đẹp mắt như táo, cam, bơ, lê, dưa hấu...
- Mứt: có thể là mứt dừa, mứt bí, mứt me...
- Rượu: để cúng rượu và lễ vật.
- Các loại bánh: như bánh chưng, bánh tét, bánh dày...
- Nước mắm: thường được đặt ở vị trí cao nhất trên mâm cúng.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu trên, bạn sắp xếp chúng trên mâm cúng theo trật tự từ trên xuống dưới và từ trái sang phải. Đặt nến ở giữa mâm và châm chúng vào thời điểm giao thừa. Sau đó, bạn có thể lên lều thần tài để cầu mong sự may mắn và thành công trong năm mới.
Lưu ý rằng việc chuẩn bị mâm cúng giao thừa có thể khác nhau theo từng gia đình và vùng miền. Tuy nhiên, quan trọng nhất là lòng thành kính và sự tôn trọng đối với tổ tiên và các vị thần trong ngày Tết.
2. Lễ cúng giao thừa gồm những gì?
Theo truyền thống, lễ cũng giao thừa gồm mâm cũng trong nhà và mâm cúng ngoài trời. Vì vậy mỗi gia đình phải chuẩn bị đầy đủ đồ cúng để mâm cũng được đầy đủ.
Mâm cúng trong nhà tùy theo đặc trưng từng vùng miền mà có những món ăn đặc trưng khác nhau.
Mâm cúng miền Bắc bao gồm một số món như:
- Bát móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát mọc, bát thịt đông, bát miến nấu lòng gà.
Đĩa thịt gà luộc, đĩa giò lụa, đĩa nem, đĩa giò xào, đĩa hành muối, đĩa bánh chưng.
Xem thêm:
Bật mí công thức làm thịt nấu đông ngon hết ý
Cách làm thịt gà nấu đông món không thể thiếu trong ngày tết
Mâm cúng miền Trung thì không thể thiếu những món như:
- Bánh chưng, bánh tét, đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa thịt đông,đĩa gà bóp rau răm.
- Dưa giá, bát măng khô ninh, đĩa cá chiên, đĩa ram...
Xem thêm: Công thức làm hành muối miền Bắc và dưa góp miền Nam cho ngày Tết.
Còn mâm cúng của nguòi miền Nam gồm có những món:
Mâm cúng ngoài trời bao gồm:
- 1 con gà trống luộc (có thể thay thế bằng thủ lợn hoặc chân giò lợn).
- Bánh chưng.
- Bánh, kẹo, mứt Tết.
- Trầu cau.
- 1 lọ hoa tươi.
- Vàng mã.
- Nhang, đèn, 2 ngọn nến.
- 3 chén rượu.
- 3 chén nước.
- 1 đĩa muối.
- 1 đĩa gạo.
- 1 đĩa xôi gấc.
- Mâm ngũ quả bao gồm cầu, dừa, đủ, xoài, sung.
3. Những lưu ý khi thực hiện cúng giao thừa.
- Thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời nhằm đón quan Hành khiển mới, tiễn quan Hành khiển cũ xong thì gia chủ mới làm lễ cúng giao thừa trong nhà.
- Ăn mặc lịch sự, nghiêm túc khi thực hiện cúng giao thừa.
- Tùy theo phong tục từng vùng miền và địa phương khác nhau sẽ có mâm cỗ cúng khác nhau nhưng trên cơ bản bạn cần có đầy đủ hương, đèn, trà rượu, muối gạo, hoa quả, xôi, bánh chưng,...
- Không nên soi gương vào đêm giao thừa vì quan niệm người xưa cho rằng như vậy có thể nhìn thấy ma quỷ, đồng thời khiến cả năm gặp điều không may.
Tham khảo thêm một số bài viết khác:
Cách làm mứt cà rốt giòn ngon cho ngày Tết Nguyên Đán.
Cách làm Mứt cam dẻo và Mứt cam nhuyễn thơm ngon, hấp dẫn tại ...
Hướng dẫn 2 cách làm mứt xoài dẻo và mứt xoài viên bọc đường ...
Hướng dẫn làm mứt cùi bưởi vô cùng đơn giản, đẹp mắt đãi khách ...
Hướng dẫn làm mứt gừng truyền thống cho ngày Tết Nguyên Đán.
Cách làm Mứt Dâu tây - Mâm xôi và Những món ăn kèm cực đơn ...
Trên đây là bài viết ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa, Nấu và ăn mong rằng bạn và gia đình sẽ có một mùa Tết thật vui vè và hạnh phúc. Và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Nấu và ăn để chúng mình có thể chia sẻ cho các bạn những mẹo vặt, những món ăn và công thức thú vị khác nhé.
Chúc các bạn thành công!